Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Hợp tác kinh doanh là gì? Khi nào nên hợp tác kinh doanh?

Tìm hiểu khái niệm hợp tác kinh doanh là gì? để hiểu rõ về hình thức liên kết này. Có những hình thức hợp tác kinh doanh phổ biến nào và khi nào nên hợp tác kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ làm rõ những thắc mắc nêu trên.
Hợp tác kinh doanh là gì? Khi nào nên hợp tác kinh doanh?

1. Hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp tác kinh doanh là sự phát triển của các mối quan hệ chiến lược, thành công, lâu dài giữa khách hàng và nhà cung cấp, dựa trên việc đạt được thông lệ tốt nhất và lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong mô hình đối tác kinh doanh, các chuyên gia nhân sự làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và quản lý trực tuyến để đạt được các mục tiêu tổ chức chung. Trong thực tế, mô hình đối tác kinh doanh có thể được mở rộng để bao gồm các thành viên của bất kỳ chức năng kinh doanh nào, ví dụ: Tài chính, CNTT, Nhân sự, Pháp lý, Quan hệ đối ngoại, đóng vai trò là người kết nối, liên kết chức năng của họ với các đơn vị kinh doanh để đảm bảo rằng hoặc chức năng, chuyên môn họ phải cung cấp được đặt trong mối quan tâm thực sự và hiện tại của doanh nghiệp để tạo ra giá trị. (theo wikipedia)
Có thể hiểu đơn giản hợp tác kinh doanh là việc liên kết giữa hai hoặc nhiều cá nhân hay pháp nhân (doanh nghiệp) nhằm tận dụng các nguồn lực của các bên vào hoạt động kinh doanh, tạo ra doanh thu và phân chia lợi nhuận.
Hợp tác kinh doanh có thể được xác lập bằng thảo thuận miệng hoặc bằng văn bản. Theo đó, thỏa thuận hợp tác kinh doanh bằng văn thì các bên có thể tiến hành kí hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), nhằm quy định quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng.

2. Các hình thức hợp tác kinh doanh

Như nội dung đề cập phía trên, việc hợp tác kinh doanh là nhằm tận dụng các nguồn lực của các bên tham gia hợp tác. Do đó, bên kêu gọi đầu tư hoàn toàn có thể chấp thuận bất cứ hình thức góp vốn, tài sản, nhân lực. . . từ phía các đối tác miễn tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên góp vốn và được pháp luật cho phép.
Dưới đây là một số hình thức  hợp tác kinh doanh.
- Hợp tác đầu tư
- Hợp tác góp vốn
- Hợp tác cho thuê
- Hợp tác khoa học
- Hợp tác liên danh
- Hợp tác liên kết đào tạo
- Hợp tác liên doanh
- Hợp tác nghiên cứu
- Hợp tác gia công
- Hợp tác sản xuất
- Hợp tác thi công

3. Nên hợp tác kinh doanh khi nào?

Hợp tác kinh doanh là việc liên kết để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia. Bên cạnh việc tạo ra nguốn lực để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh thì hợp kinh doanh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong cả quá trình triển khai và sau khi kết thúc hợp tác. Do vậy, cần xem xét và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định hợp tác với bên ngoài.
Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn của tình hình kinh doanh hiện tại hơn nữa việc nhận thấy được tiềm năng hợp tác sẽ thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh, thì quyết định hợp tác kinh doanh là làm. Sau đây là những yếu tố mà bạn nên xem xét để tiến hành một “thương vụ” hợp tác kinh doanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét